Sáng tạo đã thúc đẩy tăng trưởng
Báo cáo của VinaPhone cho biết, năm 2017, VinaPhone đã hoàn thành vượt mức tất cả các mục tiêu đề ra, trong đó nổi bật nhất là lợi nhuận của Tổng công ty đã tăng mạnh, với mức tăng 21% so với thực hiện năm 2016. Doanh thu viễn thông công nghệ thông tin cũng tăng khá, đạt 7,1%. Năng suất lao động của VinaPhone tăng 8%, thu nhập bình quân tăng 6%.
Bên cạnh các con số tăng trưởng về kinh tế trên, năm qua, nhà mạng này cũng phát triển được lượng thuê bao ấn tượng, với tổng số thuê bao điện thoại đạt trên 34 triệu thuê bao, trong đó có 31,1 triệu thuê bao di động, tăng 21% so với năm 2016; thuê bao FiberVNN đạt 4,1 triệu thuê bao, tăng 52% so với năm 2016, dịch vụ Fiber VNN tăng trưởng vượt bậc chiếm khoảng 46% thị phần Internet cáp quang.
Đặt trong bối cảnh - là năm chứng kiến môi trường cạnh tranh khó khăn và giá dịch vụ giảm lớn nhất từ trước tới nay - để thấy sự phát triển vượt bậc của VinaPhone đã có những hướng đi riêng và khác biệt.
Năm 2017 đánh dấu nhiều dịch vụ sáng tạo và đi đầu của VinaPhone. Tiêu điểm như dịch vụ Freedoo - mô hình kinh doanh online dựa trên cộng đồng, tạo điều kiện cho tất cả mọi người có thể trở thành khách hàng, cộng tác viên của VinaPhone, là nơi để cộng đồng tương tác, trao đổi, góp ý về sản phẩm, dịch vụ. Hay ra mắt thẻ tích điểm đa năng Vpoit - loại thẻ ưu đãi dùng để tích điểm và tiêu dùng tại tất cả các cửa hàng thuộc hệ thống liên minh đa ngành (cộng đồng Vpoint), với hàng trăm doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau.
Đặc biệt là việc sáng tạo ra gói cước Gia Đình đã thu hút hàng triệu thuê bao đăng ký sử dụng. Đây cũng là gói cước đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam tích hợp các dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, đáp ứng trọn vẹn nhu cầu sử dụng dịch vụ Internet tốc độ cao, FiberVNN, di động VinaPhone, truyền hình MyTV và dịch vụ data. Gói cước Gia Đình đã tiết giảm một nửa chi phí cho các gia đình, khi cho phép các thành viên được miễn phí gọi nội mạng, được chia sẻ, sử dụng dịch vụ data 3G/4G với giá được xem là “siêu rẻ”.
Chính những dịch vụ mang tính chất sáng tạo và đầu tiên trên thị trường không chỉ tạo giá trị lợi ích tối đa cho khách hàng, mà qua đó thu hút đông đảo người dùng và tác động ngược trở lại đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà mạng, mặt khác cũng giúp VinaPhone ngày càng trẻ hóa được thương hiệu (tương đương 10 tuổi - cảm nhận của khách hàng về tuổi của VinaPhone từ xấp xỉ 35 (brand health 2015) xuống mức dưới 30 (25-30) năm 2017).
Kết quả trên cũng được ghi nhận bởi công bố của Công ty tư vấn chiến lược và đánh giá thương hiệu Brand Finance, khi xếp hạng VNPT (tập đoàn mẹ của VinaPhone) và VinaPhone nằm trong Top 10 thương hiệu có giá trị nhất Việt Nam 2017: VNPT đứng thứ 3 với giá trị 726 triệu USD, VinaPhone đứng thứ 8 với giá trị 314 triệu USD (tăng một bậc và tăng 11% giá trị so với năm 2016).
" alt=""/>VinaPhone tăng trưởng lợi nhuận kỷ lục 21% trong năm 2017Đối với các game thủ chuyên nghiệp, việc lựa chọn màn hình có tần số quét tối thiểu 120Hz rất quan trọng để đảm bảo khả năng phản xạ tốt nhất trong các tình huống chiến đấu.
Trong khi hầu hết các chọn lựa laptop chơi game trên thị trường chỉ trang bị tấm nền TN 120Hz cho chất lượng hiểu thị không cao, thiếu độ chính xác màu sắc hoặc hạn chế góc nhìn thì giờ đây ASUS ROG đã mang lại lựa chọn tối ưu hơn với giải pháp màn hình IPS tần số quét 120Hz kèm công nghệ NVIDIA G-Sync.
Cùng với màn hình lớn 17.3inch, tấm nền IPS góc nhìn rộng lên đến 178° giúp đảm bảo độ tương phản không bị suy giảm hay thay đổi màu sắc dù quan sát ở những góc nhìn hẹp nhất. Đi kèm tấm nền IPS là công nghệ NVIDIA G-Sync giúp đồng bộ khung hình với tần số quét để nói không với hiện tượng giật, xé hình khi chơi game.
ROG Strix GL702 được trang bị CPU Intel Core i7 thế hệ thứ 7 cùng card đồ họa NVIDIA GTX 1060 6GB. CPU Intel thế hệ 7 được đánh giá mang lại hiệu năng hơn 12% so với thế hệ tiền nhiệm và có khả năng xử lý đơn nhân xuất sắc nhờ công nghệ Speed Shift.
" alt=""/>Laptop chơi game ASUS ROG Strix GL702 về Việt Nam có giá 42 triệu đồngJack Ma tỏ ra đặc biệt quan tâm tới lĩnh vực AI. Ông cho rằng, AI chính là mối đe dọa nguy hiểm nhất với toàn nhân loại.
"Trí tuệ nhân tạo và big data là mối đe dọa lớn đối với con người. Tôi nghĩ AI nên chỉ hỗ trợ cho con người. Công nghệ chỉ nên làm những thứ cho phép chứ không phải là quay lại khắc chế con người. Máy tính luôn thông minh hơn bạn tưởng, chúng không bao giờ quên, không bao giờ tức giận. Nhưng máy tính không bao giờ khôn ngoan như con người. AI và robot sẽ xóa sổ rất nhiều công việc, bởi trong tương lai mọi thứ sẽ do robot thay con người làm".
Tỷ phú công nghệ Trung Quốc không quên gửi một thông điệp rất rõ ràng tới những gã khổng lồ công nghệ về trách nhiệm của họ trong việc định hình tương lai. Jack Ma cho rằng: "Google, Facebook, Amazon và Alibaba là những công ty may mắn nhất trong thế kỷ này. Nhưng chúng tôi biết mình có trách nhiệm và phải làm những thứ tốt hơn thế".
Ma nói thêm: "Những người như chúng tôi có tiền và nguồn lực. Chúng ta nên chi tiền cho những công nghệ có thể hỗ trợ con người và làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn".
Ngoài ra, ông cũng nhắc đến vấn đề toàn cầu hóa và nguy cơ xảy ra cuộc chiến thương mại gây tổn thương cho nhiều nền kinh tế trên thế giới.
Các ứng dụng AI sẽ ngày càng phát triển và tham gia vào mọi mặt của đời sống. Google ước tính, robot có thể đạt được mức độ thông minh như con người vào năm 2029. Trong khi đó, hãng nghiên cứu Gartnerdự đoán, 1/3 công việc trên thế giới sẽ do robot và các cỗ máy thông minh thay thế, đảm nhiệm từ năm 2025.
" alt=""/>Ông trùm Jack Ma khẳng định AI là mối nguy hiểm lớn nhất với nhân loại